Skip to Main Navigation
publication

Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thị ở Việt Nam



Image

Xem slideshow ảnh: Nước sạch hơn - thành phố sạch hơn

World Bank


•    Từ năm 1998, Việt Nam đã đạt nhiều tiến bộ trong lĩnh vực thu gom và xử lý nước thải:

-    Trong thập niên vừa qua, đầu tư hàng năm vào lĩnh vực vệ sinh môi trường đô thị đạt con số 150 triệu Đô la Mỹ, chiếm 0,45% GDP hàng năm.

-    Đến năm 2012, 17 hệ thống thoát nước và xử lý nước thải đô thị đã được xây dựng và 32 hệ thống thoát nước và xử lý nước thải đang trong quá trình thiết kế/thi công

-    94% người dân sử dụng nhà vệ sinh, trong đó 90% số hộ gia đình sử dụng bể tự hoại làm công trình xử lý tại chỗ .

-    60% hộ gia đình đấu nối xả nước thải vào hệ thống thoát nước công cộng.

•    Mặc dù đạt được các kết quả như vậy, lĩnh vực vệ sinh môi trường đô thị tiếp tục phải giải quyết các vấn đề quan trọng:

-    Mặc dù 60% hộ gia đình đấu nối xả nước thải vào hệ thống thoát nước công cộng, hầu hết nước thải được xả thẳng ra hệ thống tiêu thoát nước bề mặt, chỉ có 10% lượng nước thải được xử lý.

-    Trong khi 90% hộ gia đình xả nước thải vào bể tự hoại, chỉ 4% lượng phân bùn được xử lý.

-    Khả năng thu hồi chi phí đầu tư xây dựng và chi phí vận hành và bảo dưỡng nói chung còn thấp.

-    Các đơn vị chịu trách nhiệm thoát nước và xử lý nước thải có quyền tự chủ rất hạn chế trong hoạt động quản lý vận hành và phát triển hệ thống.

-    Mức thiệt hại kinh tế do vệ sinh kém ước tính là khoảng 780 triệu Đô la Mỹ mỗi năm, tương đương 1,3% GDP.

-    Nhu cầu vốn đầu tư rất cao, dự kiến cần tới 8,3 tỷ Đô la Mỹ để cung cấp dịch vụ thoát nước cho khoảng 36 triệu dân đô thị vào năm 2025.

•    Khuyến nghị chính sách:

Thông điệp gửi tới các nhà quản lý cấp trung ương xem xét:


-    Xây dựng Chiến lược quốc gia, áp dụng những nguyên tắc quản lý tổng hợp tài nguyên nước;

-    Phát triển các chính sách và cơ chế phù hợp về tài chính cho lĩnh vực vệ sinh, kể cả đầu tư và vận hành, bảo dưỡng;

-    Xây dựng các chính sách về cải tổ doanh nghiệp trong lĩnh vực vệ sinh;

-    Xây dựng và ban hành các chính sách khuyến khích mô hình đối tác công – tư và sự tham gia của khối tư nhân;

-    Cho phép mềm dẻo trong áp dụng các tiêu chuẩn xử lý nước thải khác nhau, tùy thuộc vào nguồn nước tiếp nhận.  

Thông điệp gửi tới chính quyền địa phương và các đơn vị cung cấp dịch vụ xem xét:


-    Lập quy hoạch vệ sinh môi trường cho toàn thành phố, lưu vực sông.

-    Hoàn thiện các quy định thể chế và pháp luật ở địa phương.

-    Lựa chọn xây dựng hệ thống xử lý phân tán hay tập trung theo điều kiện của địa phương.

-    Lựa chọn công nghệ xử lý nước thải phù hợp.

-    Đảm bảo thực hiện đấu nối hộ gia đình trong quá trình phát triển hệ thống thoát nước và xử lý nước thải.

-    Lập lộ trình tăng doanh thu và tiến tới thu hồi chi phí.

-    Nâng cao năng lực cho các đơn vị có liên quan ở địa phương.

-    Nâng cao nhận thức của khách hàng sử dụng dịch vụ vệ sinh môi trường.





TRUYỀN THÔNG ĐA PHƯƠNG TIỆN
Welcome