Việt Nam: Dự án quản lý rủi ro thiên tai

9 Tháng 4 Năm 2013


Image

Học sinh đi học về, mùa lũ năm 2005 tại An Giang, đồng bằng sông Cửu long. Xem slideshow: Việt Nam: Tổn thất về người do thiên tai gây ra

Võ Trung Kiên/World Bank

Việt Nam đã nâng cao năng lực quản lý rủi ro thiên tai lồng ghép cấp quốc gia và cấp tỉnh. Dự án cũng nâng cấp một loạt công trình sơ sở hạ tầng phòng chống thiên tai bao gồm hệ thống đê điều, cảng tránh trú bão, và công trình kiểm soát lũ lụt., 30 xã đã thực hiện Kế hoạch an toàn làng xã, trong đó có việc xây dựng hạ tầng giảm nhẹ thiên tai, tập huấn và chỉ định tuyên truyền viên quản lý thiên tai. Đã có 210.000 người dân được hưởng lợi từ các kế hoạch này và nó đã chứng tỏ hiệu quả trong các trận bão và lũ lụt các năm 2009, 2010, và 2011. Tổng số có 210.000 người được hưởng lợi từ việc lập và thực hiện Kế hoạch an toàn làng xã. Các kế hoạch đó được chính các xã cập nhật hàng năm.

Thách thức

Thiên tai gây ra thiệt hại kinh tế trung bình hàng năm ước khoảng 1 – 1,5% GDP trong giai đoạn 1989 – 2008. Ví dụ, cơn bão Xangsane năm 2006 đã gây thiệt hại 1,2 tỉ đô la Mỹ tại 15 tỉnh miền Trung. Cơ sở hạ tầng và dân cư ngày càng tập trung tại các vùng có mức độ tổn thương cao như vùng đồng bằng hay bị lũ lụt và vùng ven biển. Qua đó thấy rằng thiệt hại sẽ ngày càng lớn trong tương lai. Khoảng 70% dân số Việt Nam dễ bị rủi ro thiên tai – nhất là tại các vùng nông thôn, nơi sinh kế bị đe dọa nhiều nhất. Dự án được phối hợp với Chiến lược quốc gia của Chính phủ Việt Nam về phòng chống và giảm nhẹ thiên tai tới năm 2020. Mục đích cuối cùng là giảm nhẹ thiệt hại về người, của và môi trường, đồng thời đóng góp vào phát triển bền vững, quốc phòng và an ninh.

Giải pháp

Tiếp cận lồng ghép giúp vượt qua những thách thức khi phải sống chung với thiên tai tại các vùng nông thôn:
 
• Thứ nhất, đào tạo giúp cộng đồng xây dựng kế hoạch chuẩn bị sẵn sàng và lồng ghép quản lý rủi ro thiên tai vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của xã.
• Thứ hai, áp dụng các tiêu chuẩn xây dựng mới và tốt hơn trong xây dựng đường giao thông nông thôn và hạ tầng thủy lợi—hai hạng mục thiết yếu đối với vùng nông thôn - nhằm đảm bảo sự an toàn và sinh kế của người dân.
• Thứ ba, tăng cường sinh kế cho các hộ nghèo thông qua Hệ thống thông tin quản lý rủi ro nông nghiệp (ARMIS), giúp nông dân nâng cao năng suất và tăng sức chịu đựng trước các loại thiên tai như hạn hán, lũ lụt, xói mòn đất, và nắng nóng. ARMIS cũng cung cấp thông tin về kiểm soát sâu bệnh, chữa bệnh, quản lý dinh dưỡng, bảo tồn nước, thời vụ canh tác và sự phát triển cây trồng.
• Thứ tư, triển khai các biện pháp giảm thiểu rủi ro công trình cho đê điều, hồ chứa và cầu thoát hiểm nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của thiên tai.

Kết quả

• Từ thành công của Dự án thí điểm Quản lý rủi ro thảm họa dựa trên cộng đồng (CBDRM) do Ngân hàng Thế giới hỗ trợ tại 12 tỉnh, Chính phủ Việt Nam đã quyết định xây dựng một Chương trình Quốc gia CBDRM với khoản kinh phí dự kiến thực hiện khoảng 450 triệu đô la Mỹ cho khoảng 6.000 xã trong cả nước. 
• 11 công trình hạ tầng phòng chống lụt bão lớn như cảng tránh bão, đê sông, đường tránh bão, trạm bơm thoát nước vùng miền Trung đã được xây dựng/cải tạo.
• Dự án đã nâng cấp 10 công trình hạ tầng chống thiên tai và 30 công trình hạ tầng dịch vụ công như trường học, trạm y tế bị thiệt hại do thiên tai gây ra.
• Trên 210.000 dân tại 30 xã đã tiến hành các biện pháp công trình, bao gồm các trung tâm sơ tán đã dụng và kênh thoát nước, cùng với các biện pháp phi công trình khác, ví dụ xây dựng Kế hoạch xã an toàn và còi báo động. 100% số xã thuộc Dự án được tập huấn và được trang bị các thiết bị cảnh báo sớm.


" Ý thức và sự tham gia của cộng đồng có vai trò quyết định trong ứng phó hiệu quả với thiên tai. Cần cung cấp cho họ thông tin và công cụ để tăng cường chủ động. "

Nguyễn Hữu Phúc

Giám đốc Trung tâm Quản lý Thiên tai (DMC), Tổng Cục Thủy lợi, Bộ NN&PTNN, Việt Nam

Đóng góp của Ngân hàng Thế giới

Bắt đầu thực hiện từ 2006, Dự án Quản lý rủi ro thiên tai với nguồn vốn từ Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA) là 86 triệu đô la Mỹ. Ngoài ra, Dự án cũng nhận được khoản viện trợ 8,5 triệu đô la Mỹ từ Chính phủ Hà lan, 1,46 triệu đô la Mỹ từ Quỹ phát triển xã hội Nhật bản, và 4,5 triệu đô la Mỹ từ Quỹ chính sách và phát triển nguồn nhân lực Nhật bản. Quỹ giảm thiểu và khôi phục thảm họa toàn cầu cung cấp môt khoản viện trợ 4,4 triệu đô la Mỹ dành cho nghiên cứu khuyến khích phát minh và áp dụng thông lệ thế giới vào hoàn cảnh Việt Nam.

Đối tác

Các đối tác bao gồm Chiến lược quốc tế về giảm thiểu thảm họa của Liên hiệp quốc (UNISDR), Chương trình phát triển Liên hiệp quốc (UNDP), Tổ chức khí tượng thế giới (WMO), Tổ chức lương nông (FAO) và Cơ quan phát triển triển của Úc (AusAID), v.v. Công tác chuẩn bị và thực hiện Dự án được tiến hành với sự tham khảo ý kiến các tổ chức này. Các đối tác đã cùng nhau thành lập nhóm điều phối về quản lý rủi ro thảm họa.

Chặng đường phía trước

Ngân hàng Thế giới đã cấp vốn bổ sung 75 triệu đô la Mỹ năm 2010 để mở rộng công tác tái thiết sau cơn bão Ketsana năm 2008.  Ngoài ra, gần đây Ngân hàng Thế giới cũng vừa phê duyệt một Dự án mới giá trị 150 triệu đô la Mỹ (Dự án quản lý thiên tai Việt Nam). Dự án mới này sẽ hỗ trợ các biện pháp tổng thể trong giảm nhẹ rủi ro thiên tai.

Hiện đang áp dụng thí điểm các biện pháp mang tính sáng tạo và xây dựng công cụ quản lý thông tin hỗ trợ tăng cường minh bạch, trách nhiệm giải trình và sự tham gia của người dân. Ví dụ, đang thử nghiệm một công cụ theo dõi dựa trên điện thoại di động cho phép các xã báo cáo tiến độ và so sánh hiện trạng thực hiện giữa các xã với nhau.

TRUYỀN THÔNG ĐA PHƯƠNG TIỆN

Image
210,000
Người dân tại các xã thuộc dự án đã được hưởng lợi từ việc thực hiện các Kế hoạch an toàn làng xã hoạt động hiệu quả trong các đợt bão lũ vừa qua.


SƠ ĐỒ DỰ ÁN



Welcome