Skip to Main Navigation
THÔNG CÁO BÁO CHÍ

Công bố Báo cáo “Quản lý Rủi ro An toàn Thực phẩm Việt Nam – Thách thức và Cơ hội”

27 Tháng 3 Năm 2017


Ngày 27/3/2017. Báo cáo “Quản lý Rủi ro An toàn Thực phẩm Việt Nam – Thách thức và Cơ hội” ghi nhận một số điểm mạnh trong khung thể chế và pháp lý về an toàn thực phẩm tại Việt Nam hiện nay, cụ thể là cách tiếp cận dựa trên rủi ro quy định trong Luật An toàn Thực phẩm. Báo cáo cũng nêu một số lĩnh vực cần cải tiến, chủ yếu là vấn đề thực hiện và khuyến khích những cách thực hành tốt trong đánh giá dựa trên rủi ro, quản lý và truyền thông.

Báo cáo được công bố chính thức ngày hôm nay dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và Giám đốc Quốc gia của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, ông Ousmane Dione. Sự kiện này đã cho thấy nỗ lực cải thiện tình trạng an toàn thực phẩm của chính phủ Việt Nam. Một số sáng kiến và chương trình thí điểm đã được thực hiện, ví dụ nâng cấp một số khu vực bán thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, triển khai cơ chế chứng nhận nuôi trồng trong nông nghiệp, chẳng hạn như VietGAP.

An toàn thực phẩm là vấn đề gây nhiều quan ngại trong những năm gần đây. Người dân và chính phủ đều rất lo lắng về độ tin cậy trong chuỗi cung ứng thực phẩm và khả năng cung cấp thực phẩm sạch của cho dân chúng của nó. Để giải quyết vấn đề này Chính phủ đã rà soát lại hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm và yêu cầu Ngân hàng Thế giới dẫn dắt một liên minh các đối tác thực hiện công tác này với mục đích: (i) đánh giá hiện trạng an toàn thực phẩm và hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm tại Việt Nam, (ii) áp dụng kinh nghiệm quốc tế tốt nhất nhằm phân tích rủi ro an toàn thực phẩm một số chuỗi cung ứng thực phẩm lựa chọn, (iii) dựa vào đó nêu một số kiến nghị nhằm nâng cao an toàn thực phẩm.

Báo cáo được thực hiện bởi các viện nghiên cứu (ILRI, CIRAD), FAO, đại sứ quán các nước Úc, New Zealand, Canada, Pháp và Ngân hàng Phát triển Châu Á dưới sự điều phối của Ngân hàng Thế giới.

Liên hệ truyền thông
Tại Hanoi
Nguyen Hong Ngan
tel : +84439378234
nnguyen5@worldbank.org



Api
Api

Welcome