Skip to Main Navigation
THÔNG CÁO BÁO CHÍ

Tiếp tục cải cách để các nền kinh tế trong khu vực duy trì tăng trưởng mạnh

7 Tháng 4 Năm 2010




Tô-ki-ô –7 tháng 4 năm 2010 – Các nước đang phát triển khu vực Đông Á – Thái Bình Dương - khu vực đầu tiên phục hồi từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu – có thể phát triển một cách nhanh chóng trong thập kỷ tới, ngay cả khi kinh tế thế giới suy yếu hơn, với điều kiện các nước này tiến hành những cải cách cơ cấu mạnh hơn, và hợp tác chặt chẽ hơn trong hội nhập kinh tế khu vực và biến đổi khí hậu.

Đó là thông điệp trong Báo cáo Cập nhật Tình hình Kinh tế Đông Á-Thái Bình Dương - ấn phẩm đánh giá các nền kinh tế trong khu vực của Ngân hàng Thế giới, được xuất bản hai lần trong một năm.

Nhu cầu tại các khu vực khác đang phục hồi, tiếp tục các gói kích cầu tài chính tiền tệ tại các nước đang phát triển trong khu vực, và sự phục hồi tiêu dùng là cơ sở để Ngân hàng Thế giới tăng dự báo tăng trưởng GDP thực tế của khu vực năm 2010 lên 8.7%, cao hơn gần 1% so với mức dự báo tăng trưởng đưa ra tháng 11 năm 2009. Khu vực đã phục hồi với mức thâm hụt ngân sách trong tầm quản lý, công nợ và nợ nước ngoài tương đối thấp, và cơ chế bảo trợ xã hội đã bảo vệ người nghèo khỏi những ảnh hưởng nặng nề nhất của cuộc khủng hoảng.

Trong khi lạc quan về tốc độ phục hồi kinh tế của Đông Á, chủ yếu nhờ sự phục hồi mạnh của Trung Quốc, bản Báo cáo nói rõ rằng khu vực này phải đối mặt với một nền kinh tế toàn cầu rất khác biệt trong thời gian trung hạn.

Ông Vikram Nehru, chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới tại khu vực Đông Á Thái Bình Dương phát biểu “Một sự “bình thường mới “ sẽ có đặc trưng là tăng trưởng chậm hơn tại các nước phát triển, thắt chặt các điều kiện tài chính toàn cầu, tăng lo ngại về mức độ nợ của các nước phát triển, và một môi trường khó khăn hơn cho thương mại toàn cầu. Trong hoàn cảnh đó, các nước Đông Á cần quản lý thận trọng hơn việc rút dần các gói kích thích tài chính trong ngắn hạn, đồng thời quay trở lại chương trình cải tổ cơ cấu và thức đẩy phát triển dài hạn".

Theo bản báo cáo, việc tập trung cải tổ cơ cấu mang ý nghĩa khác nhau đối với từng quốc gia. Đối với Trung Quốc, nó mang ý nghĩa cân đối lại nền kinh tế, trao cho khu vực dịch vụ và tiêu dùng tư nhân một vai trò lớn hơn, loại bỏ tăng trưởng dựa vào xuất khẩu đầu tư lớn cũng như khuyến khích phát triển môi trường bền vững.

Đối với các nước thu nhập trung bình trong khu vực - Việt Nam, Philippines, Indonesia, Malaysia, Thái Lan - ưu tiên là đầu tư vào cơ sở vật chất và nhân lực để khuyến khích sự di chuyển lên chuỗi giá trị cao hơn trong sản xuất và xuất khẩu. Các nước thu nhập thấp như Lào và Campuchia cần tập trung để bước vào ngành công nghiệp sản xuất và trở thành một phần của mạng lưới sản xuất khu vực và toàn cầu.

Đối với các nhà xuất khẩu, điều này có nghĩa là thực hiện các quy tắc tài chính tốt để đảm bảo sự ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng bền vững dài hạn, trong khi đối với các quốc đảo nhỏ trong khu vực Thái Bình Dương, hội nhập hơn với nhau và với các thị trường lân cận vẫn là then chốt.

Bản báo cáo toàn vùng đưa ra hai mục tiêu phổ biến giúp các nước trong khu vực Đông Á & Thái Bình Dương điều chỉnh hướng đi thực tế trong một thế giới mới tăng trưởng chậm hơn: hội nhập kinh tế khu vực sâu hơn và dịch chuyển mạnh tới các công nghệ xanh và năng lượng hiệu quả.

Ông Ivailo Izvorski, chuyên gia kinh tế trưởng và là tác giả chính của Báo cáo Cập nhật nhận định “Thị trường khu vực cho hàng hóa và dịch vụ sẽ ngày càng tạo ra nhiều các cơ hội cho việc mở rộng. Hội nhập sâu hơn sẽ thúc đẩy thương mại hậu công nghiệp trong mạng lưới sản xuất khu vực và toàn cầu, khuyến khích hội tụ các nền kinh tế, giảm chi phí và tăng tính cạnh tranh quốc tế”.

Giải quyết hai thách thức song hành là biến đổi khí hậu và an ninh năng lượng cũng giúp các thành phố đang phát triển nhanh trong khu vực trở thành nơi đáng sống hơn.

Ông Izorski phát biểu: “Khu vực này có cơ hội rất lớn để tiến tới công nghệ xanh. Điều này không chỉ cải thiện khả năng sống và tính bền vững của các thành phố phát triển của Đông Á, nó cũng đem lại cho khu vực một lợi thế cạnh tranh cho một nền công nghiệp đã sẵn sàng cho tăng trưởng nhanh chóng trên toàn cầu”.

Liên hệ truyền thông
Tại Washington DC
Elisabeth Mealey
tel : +1 (202) 458-4475
emealey@worldbank.org
Tại Hà Nội
Nguyễn Hồng Ngân
tel : 39346600 ext.234
Nnguyen5@worldbank.org


THÔNG CÁO BÁO CHÍ SỐ:
2010/339/EAP/ENG

Api
Api

Welcome