PHÓNG SỰ

Xây dựng những cây cầu kiến thức: Đoàn đại biểu Việt Nam thăm Nhật Bản để tìm hiểu về hệ thống tài chính và bảo hiểm rủi ro thiên tai và quản lý tài sản công Nhật Bản

13 Tháng 9 Năm 2017


Image


Việt Nam đối mặt với nhiều loại rủi ro thiên tai lớn như lũ lụt, bão nhiệt đới, hạn hán, lốc xoáy và sạt lở đất. Khoảng 60% tổng diện tích đất đai và 71% dân số chịu nguy cơ rủi ro về bão lũ. Tổn thất kinh tế trực tiếp bình quân hàng năm của Việt Nam do bão lũ gây ra ước tính khoảng 0,8% tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Đây là tỷ lệ cao thứ ba trong số các nước thành viên Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

Chương trình khảo sát và trao đổi kiến thức tại Nhật Bản đã được tổ chức trong khuôn khổ Chương trình Bảo hiểm và Tài chính Rủi ro Thiên tai (DRFIP), nằm trong những nỗ lực của Ngân hàng Thế giới giúp Chính phủ Việt nam xử lý những thách thức nêu trên và tăng cường quản lý rủi ro tài chính cho tài sản công do rủi ro thiên tai và khí hậu gây ra,. Từ 31/7 đến 4/8/2017, đoàn cán bộ thuộc Bộ Tài chính, Văn phòng Chính phủ và Quốc hội của Việt Nam đã thăm và làm việc tại Nhật Bản để chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm với các quan chức và chuyên gia cao cấp phía Nhật Bản. Chuyến khảo sát được sự hỗ trợ tài chính của Chương trình Tài chính và Bảo hiểm Rủi ro Thiên tai cho các Quốc gia Thu nhập Trung bình do Cục Kinh tế Nhà nước Thụy Sỹ (SECO) cùng Chương trình Lồng ghép Quản lý Rủi Ro Thiên tai tài trợ của Nhật Bản và Ngân hàng Thế giới.    

 

Tài chính và Bảo hiểm cho rủi ro thiên tai (DRFI) tại Việt Nam

Chính phủ Việt Nam từ lâu đã nhận thấy đất nước Việt Nam phải đối mặt với nhiều rủi ro thiên tai lớn, nên đã và đang tìm cách chuyển từ phương thức ứng phó hậu thiên tai và theo sự vụ, sang phương thức chuẩn bị trước để chủ động quản lý rủi ro thiên tai và khí hậu. Trong nỗ lực đó, Việt Nam muốn tăng cường các cơ chế đảm bảo tài chính cho rủi ro trong dài hạn, giảm nguy cơ ảnh hưởng đến ngân sách của Chính phủ trong trường hợp thiên tai. Tác động của thiên tai đến tài sản công là một trong những nguồn rủi ro tài khóa chủ yếu của Việt Nam. Vào tháng 6 năm 2017, Việt Nam sửa đổi Luật Quản lý và Sử dụng Tài sản Công, theo đó những tài sản công có nguy cơ cao với thiên tai phải được áp dụng các biện pháp quản lý rủi ro tài chính bằng cách kết hợp các công cụ tài chính, gồm cả bảo hiểm. Trên cơ sở luật sửa đổi, Cục Quản lý Công sản thuộc Bộ Tài chính hiện đang nâng cấp cơ sở dữ liệu quản lý công sản hiện hành. 

 

Trao đổi kinh nghiệm giữa Việt Nam và Nhật Bản về Tài chính và Bảo hiểm cho rủi ro thiên tai (DRFI)

Hoạt động trao đổi kiến thức vừa qua giữa Việt Nam và Nhật Bảnhỗ trợ cho việc xây dựng các nghị định, quy định và triển khai quản lý rủi ro tài chính theo Luật Quản lý Tài sản Công sửa đổi của Việt Nam. Đây là cơ hội để các đồng nghiệp Việt Nam và Nhật Bản:

 

  • Chia sẻ kinh nghiệm và thực tiễn tốt về chính sách tài chính và bảo hiểm rủi ro thiên tai cũng như quản lý rủi ro tài chính cho tài sản công trong trường hợp thiên tai
  • Thảo luận những thách thức và giải pháp về quản lý tài chính cho rủi ro thiên tai, bao gồm quản lý các cơ sở dữ liệu công sản như đường bộ, đường sông, đường sắt, công sở của Chính phủ
  • Chia sẻ các bài học kinh nghiệm về tái thiết tài sản công tại những khu vực bị ảnh hưởng bởi thiên tai

 

Đoàn Việt Nam đã trao đổi ý kiến với các đối tác ở các cấp chính quyền trung ương và địa phương Nhật Bản, và khu vực tư nhân, bao gồm Bộ Tài chính, hai Sở Tài chính trực thuộc tại vùng Kanto và Tohoku; Bộ Đất đai, Hạ tầng, Giao thông và Du lịch (MLIT), và các Sở trực thuộc tại vùng Kinki và Chính quyền thành phố Ishinomaki; Hiệp hội Bảo hiểm Phi Nhận thọ Nhật Bản (GIAJ); và Công ty Tokyo Metro. 

Bộ Tài chính Nhật Bản giới thiệu tổng quan về chính sách tài chính và bảo hiểm rủi ro thiên tai (DRFI) đối với công sản, nhấn mạnh về tầm quan trọng của hạ tầng chất lượng cao để có thể ứng phó với thiên tai cũng như các cơ chế đảm bảo tài chính cho thiên tai theo hướng chủ động chuẩn bị trước. Bộ Tài chính Nhật Bản cũng trình bày khung pháp lý và thể chế về quản lý tài sản nhà nước và hệ thống cơ sở dữ liệu tài sản tập trung. Ngoài ra, Bộ Tài chính Nhật Bản còn giới thiệu các sáng kiến tầm khu vực về góp quỹ chung cho rủi ro thiên tai, đặc biệt Quỹ Bảo hiểm Rủi ro Thiên tai Đông Nam Á (SEADRIF), là sáng kiến đã được hoan nghênh trong tuyên bố chung của Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương ASEAN+3 tại Yokohoma ngày 5/5/2017. Bộ Tài chính Nhật Bản mời Bộ Tài chính Việt Nam tìm hiểu khả năng tham gia SEADRIF, coi đó là phương án bổ sung cho các công cụ đảm bảo tài chính cho rủi ro thiên tai hiện hành trong nước, nhằm tăng cường khả năng chống chịu về tài chính.

Bộ Đất đai, Hạ tầng, Giao thông và Du lịch (MLIT) tập trung giới thiệu kinh nghiệm về quản lý các loại tài sản hạ tầng quan trọng, bao gồm quản lý cơ sở dữ liệu. Các buổi làm việc với các Sở trực thuộc Bộ Tài chính và Bộ Đất đai, Hạ tầng, Giao thông và Du lịch (MLIT) ở địa phương đã giúp đoàn tìm hiểu về vai trò quản lý công sản ở địa phương của các cơ quan đó. Hiệp hội Bảo hiểm Phi Nhân thọ Nhật Bản (GIAJ) chia sẻ kinh nghiệm về bảo hiểm tài sản hạ tầng và các kinh nghiệm về cách thức Việt Nam có thể phát triển cơ chế bảo hiểm cho tài sản của quốc gia. Công ty Tokyo Metro nhấn mạnh vai trò của hệ thống giao thông hiệu quả và chống chịu thiên tai ở các vùng đô thị như Tokyo và Hà Nội.  


Image
Image
Image


Các chuyến khảo sát thực địa cũng giúp học hỏi được nhiều kinh nghiệm. Tại Trung tâm Phòng chống Thiên tai thành phố Kyoto và Công viên Phòng chống Thiên tai Tokyo Rinkai, đoàn được giới thiệu về cách thức chính quyền trung ương và địa phương nâng cao nhận thức của người dân về phòng chống và giảm thiểu rủi ro thiên tai. Tại Thành phố Ishinomaki, Quận Miyagi, là một trong những khu vực bị tàn phá trong trận Siêu động đất và Sóng thần Đông Nhật Bản năm 2011, đoàn được thăm hiện trường, nơi khái niệm "xây lại tốt hơn" đang được thực hiện: khách thăm quan có thể thấy các tòa nhà của chính quyền cũng là các điểm sơ tán trong trường hợp sóng thần, các ngôi nhà được di dời, một chợ hải sản là nơi để kết nối doanh nghiệp địa phương với khách hàng và khách du lịch, một trung tâm cộng đồng để hỗ trợ quá trình tái thiết và truyền thông về trải nghiệm của Ishinomaki về sóng thần và động đất tới các thế hệ tương lai.    


Image
Image
Image


Sau chuyến thăm, ông Nguyễn Tân Thịnh, Trưởng đoàn, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Công sản, thuộc Bộ Tài chính Việt Nam, đã chia sẻ những suy nghĩ của mình: 


" Nhờ có chuyến khảo sát này, tôi có dịp kiểm chứng và khẳng định những suy nghĩ của tôi về cách thức tiếp tục đẩy mạnh và triển khai phương thức quản lý rủi ro tài chính để đối phó thiên tai và nâng cấp các hệ thống cơ sở dữ liệu công sản của chúng tôi. Tôi và các thành viên trong đoàn đã thu hoạch được nhiều kiến thức bổ ích, nhiều kinh nghiệm và nhiều tình cảm tốt đẹp. Những điều đó rất hữu ích để chúng tôi xây dựng chính sách và chiến lược về quản lý rủi ro thiên tai cho tài sản công "

Ông Yasuhisa Nakao, Phó Vụ trưởng, Bộ Tài chính Nhật Bản có ý kiến: 


" Tôi thấy ấn tượng với những phần thảo luận sôi nổi và kiên định của đoàn Việt Nam. Quản lý rủi ro thiên tai thông qua cơ chế tài chính hiệu quả là một nội dung chính sách cấp thiết và ưu tiên cao của cả Việt Nam và Nhật Bản. Tôi hi vọng chúng tôi sẽ tiếp tục cùng nhau hợp tác trên cơ sở cơ chế song phương và đa phương như APEC và ASEAN+3, với sự hỗ trợ của các đồng nghiệp của chúng tôi tại Ngân hàng Thế giới. "

Các thành viên trong đoàn rất hào ứng tiếp thu nhiều ý tưởng để tiếp tục suy ngẫm và triển khai tại Việt Nam cũng như để áp dụng trong quá trình xây dựng các quy định, nhằm tăng cường quản lý công sản và nâng cấp cơ sở dữ liệu công sản theo hệ thống luật mới. Hơn nữa, Bộ Tài chính Việt Nam sẽ tổ chức Hội nghị Tài chính Việt Nam vào tháng 10, sẽ có những thảo luận về các giải pháp tăng cường hệ thống quản lý công sản, bao gồm cả quản lý rủi ro tài chính nhằm đối phó thiên tai . Hội nghị này sẽ giúp Bộ Tài chính Việt Nam nâng cao nhận thức về các vấn đề nêu trên, bao gồm cả việc chia sẻ những bài học kinh nghiệm của Nhật Bản, với đông đảo các bên liên quan ở Việt Nam.

 

Về Chương trình Tài chính và Bảo hiểm Rủi ro Thiên tai (DRFI) của Nhóm Ngân hàng Thế giới

Chương trình Bảo hiểm và Tài chính Rủi ro Thiên tai (DRFIP) nhằm giúp các quốc gia đang phát triển xây dựng và thực hiện những giải pháp quản lý tài chính đối với những tác động lớn do các rủi ro thiên tai và khí hậu gây ra. DRFIP cung cấp hỗ trợ phân tích và tư vấn, hỗ trợ kết nối và hỗ trợ tài chính cho 50 quốc gia trên toàn thế giới, giúp xây dựng và triển khai các chiến lược bảo vệ tài chính toàn diện nhằm đối phó với rủi ro thiên tai và khí hậu. Sau đây là đoạn phim giới thiệu về nguồn tài chính cho rủi ro thiên tai, nhấp chuột vào đây để xem phim.

Để có thêm thông tin, đề nghị tham khảo https://www.worldbank.org/en/programs/disaster-risk-financing-and-insurance-program.

Về Chương trình Tài chính và Bảo hiểm Rủi ro Thiên tai Nhà nước tại các Quốc gia Thu nhập Trung bình của Ngân hàng Thế giới - SECO

Cục Kinh tế Nhà nước Thụy Sỹ (SECO) và Chương trình DRFIP thuộc Ngân hàng Thế giới đã phối hợp xây dựng chương trình hỗ trợ các quốc gia thu nhập trung bình có khả năng chống chiụ về tài chính đối với rủi ro thiên tai kể từ năm 2012. Chương trình hỗ trợ một số quốc gia thu nhập trung bình bằng các hoạt động tư vấn phù hợp và tăng cường năng lực quản lý tài chính công đối với thiên tai. Chương trình hiện đang được DRFIP quản lý và triển khai.

Về Chương trình Lồng ghép Quản lý Rủi ro Thiên tai của Nhật Bản - Ngân hàng Thế giới và Trung tâm Quản lý Rủi ro Thiên tai, Tokyo

Chương trình Lồng ghép Quản lý Rủi ro Thiên tai ở các Quốc gia Đang phát triển của Nhật Bản - Ngân hàng Thế giới, được Chính phủ Nhật Bản và Ngân hàng Thế giới triển khai năm 2014, nhằm hỗ trợ kỹ thuật, triển khai dự án thí điểm, các sáng kiến theo chuyên đề, huy động kiến thức và tăng cường năng lực theo bốn trụ cột của cơ chế quản lý rủi ro thiên tai trong Báo cáo Sendai. Chương trình do Quỹ Toàn Cầu về Khắc phục và Giảm thiểu Thiên tai (GFDRR) quản lý và do Trung tâm Quản lý Rủi ro Thiên tai (DRM Hub, Tokyo) triển khai.

 

Japan-World Bank Program for Mainstreaming Disaster Risk Management in Developing Countries







Api
Api

Welcome