PHÓNG SỰ

Thúc đẩy Thương mại thông qua Giao thông vận tải có sức cạnh tranh và ít khí thải: Đường thủy Nội địa và Ven biển ở Viêt Nam

7 Tháng 1 Năm 2014


Image

Xem đồ họa thông tin đầy đủ: Đầu tư vào vận tải đường thủy nội địa, ven biển ở Việt Nam giúp tăng trưởng bền vững

 



Những phát hiện chính
 
•    Trong khi những rủi ro do hiện tượng biến đổi khí hậu đang ngày càng tăng, những nguồn lực phát triển kinh tế chính trước đây của Việt Nam đang giảm một cách nhanh chóng, Việt Nam đang phải tìm kiếm các nguồn lực phát triển kinh tế mới, đồng thời giảm khí thải dẫn đến biến đổi khí hậu.

•    Việc khai thác thế mạnh của ngành vận tải đường thuỷ là một cách hiệu quả để giải quyết thách thức song song về tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường.

•    Vận tải đường thuỷ nội địa và ven biển đóng vai trò huyết mạch trong nền kinh tế Việt Nam: chiếm khoảng 52% tổng trọng tải lưu thông trên cả nước, và đồng thời góp phần thúc đẩy hoạt động thương mại cho những người nghèo và cận nghèo ở nông thôn.

•    Tính bền vững về mặt kinh tế và môi trường của các phương thức vận tải quan trọng này lại không được đảm bảo do thiếu đầu tư để mở rộng, nâng cấp và bảo dưỡng hệ thống cơ sở hạ tầng đường thuỷ của đất nước, dẫn đến việc sử dụng phổ biến tàu bè nhỏ lẻ, có công suất và quy mô nhỏ.

•    Ở Việt Nam, tải trọng trung bình của tàu bè lưu thông trên sông là 100 tấn, rất thấp so với mức trọng tải trung bình 2.500 tấn ở Tây Âu.

•    Tàu càng lớn thì càng kinh tế, do giảm được chi phí vận tải và lượng khí thải và khí nhà kính tính trên một đơn vị tấn-km. Tàu lớn cũng thường an toàn hơn.

•    Ở Việt Nam, phí vận chuyển trên mỗi tấn-km cho một tàu trọng tải 700 tấn sẽ thấp hơn 60% so với tàu có trọng tải 100 tấn. Lượng khí thải CO2 cũng giảm tương tự.

•    Lợi ích kinh tế của việc đầu tư vào giao thông đường thuỷ nội địa sẽ được thể hiện qua gia tăng năng suất và hiệu quả hoạt động trong ngành, thay vì thay đổi hình thức vận chuyển từ đường bộ sang đường thủy.
 
Khuyến nghị

•    Ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các hạng mục đã quy hoạch để tăng khả năng lưu thông hàng hoá của những hành lang vận tải nội địa chính: Hành lang 1 ở Đồng bằng Sông Cửu Long (nối Vĩnh Long với TP. Hồ Chí Minh), và sau là Hành lang 1 ở Đồng bằng Sông Hồng (nối Quảng Ninh với Việt Trì).

•    Cân nhắc việc thành lập Quỹ Bảo Trì Đường Thuỷ để chi trả cho những chi phí duy tu bảo dưỡng hệ thống vận tải thuỷ huyết mạch thông qua thu kinh phí đăng kiểm tàu bè.

•    Nâng cấp công suất cổng cảng công-ten-nơ ở Cảng Hải Phòng để nâng cao khả năng đón và gọi tàu, bốc dỡ và xử lý hàng vận chuyển qua các trục ven biển.

•    Khuyến khích các sáng kiến hợp tác công-tư, theo mô hình thực nghiệm, để thúc đẩy nâng cấp đầu máy cho các tàu chở hàng cỡ lớn.

•    Tạo điều kiện cho việc vận chuyển đa phương thức bằng cách nâng cấp các kết mối vận chuyển đa phương thức và cung cấp các dịch vụ hậu cần phụ trợ có giá trị gia tăng.

•    Phổ biến kiến thức rộng hơn về điểm mạnh và yếu, chi phí hậu cần của vận tải hàng hoá đường thủy, đường bộ cho các công ty tải đường thủy nhỏ và vừa.


Api
Api

Welcome