Skip to Main Navigation
PHÓNG SỰ

Cập nhật Tình hình Phát triển Kinh tế Việt Nam (Tháng 7/2013): Phát hiện chính

12 Tháng 7 Năm 2013




THÀNH TỰU

  • Môi trường kinh tế vĩ mô tương đối ổn định:
    - Lạm phát ở mức vừa phải: 6,7% (tháng 6-2013)
    - Tỷ giá khá ổn định trong thời gian dài: tỷ giá giao dịch trung bình của ngân hàng thương mại chỉ tăng khoảng 1,6%  trong vòng 12 tháng qua.
    - Dự trữ ngoại hối được cải thiện từ mức 2,2 tháng nhập khẩu (Q1/2012) lên mức khoảng 2,8 tháng nhập khẩu (Q1/2013)
    - Mức độ rủi ro tín dụng quốc gia được cải thiện: tỷ lệ rủi ro hoán đối tín dụng (CDS) giảm từ mức  350 điểm cơ bản ( tháng 6/2012) xuông khoảng 250 điểm cơ bản (tháng 6/2013)
  • Các cân đối ngoại được cải thiện:
    - Xuất khẩu tăng ở mức cao nhờ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài:
     Tổng kim ngạch xuất khẩu ước tính tăng 16% so với cùng kỳ năm ngoái.
     Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 66% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt nam và tăng gần 25% so với cùng kỳ năm ngoái.
    - Cơ cấu hàng xuất khẩu đa dạng hơn, tăng tỷ trọng hàng xuất khẩu công nghệ cao
     Xuất khẩu điện thoại và linh kiện trở thành mặt hàng có giá trị lớn nhất (9,9 tỷ) và vượt qua các mặt hàng truyền thống của Việt Nam như dầu thô, may mặc, giày dép…
     Điện thoại, điện tử, máy tính và linh kiện chiểm chiếm gần 1/5 tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam
    - Năm 2012 Việt Nam đạt thặng dư thương mại – lần đầu tiên kể từ 1992. Mặc dù nhấp khẩu đã cải thiện nhưng mức thâm hụt thương mại 6 tháng đầu năm ước ở mức thấp – khoảng 1,4 tỷ đô la!
    - Cũng trong năm 2012, Việt nam đạt thặng dư cán cân thanh toán ở mức kỷ lục – đây là bước chuyển đáng ghi nhận từ mức thâm hụt 11% GDP (năm 2009) sang mức thặng dư 5,9% (năm 2012). Cán cân vãng lai ước tính sẽ tiếp tục thặng dư trong năm nay tuy mức độ sẽ thấp hơn năm 2012.
  •  Đầu tư FDI
    - Đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm từ 11,8% GDP (năm 2008) xuống khoảng 7,7% GDP trong 6 tháng đầu năm 2013
    - Mức cạnh trạnh mạnh hơn của các nước trong khu vực trong việc thu hút đầu tư nước ngoài (Thái Lan, In-đô-nê-sia) và các đối thủ tiềm năng mới (Myanmar).
    Tuy nhiên
    - Các nhà đầu tư nước ngoài vẫn đánh giá Việt Nam là điạ chỉ đầu tư hấp dẫn trong tương lai ở khu vực ASEAN (Theo Điều tra Triển vọng kinh doanh ASEAN của Hiệp hội Kinh doanh Singapore và AmCham)

THÁCH THỨC

  • Tăng trưởng chậm kéo dài nhất kể từ khi tiến hành công cuộc cải cách kinh tế cuối những năm 80. Tăng trưởng GDP tăng 5,25 % trong năm 2012 (theo giá so sánh 2010),  mức thấp nhất kể từ năm 1998.
    Từ 2010 đến 2013, Việt Nam tăng trưởng chậm hơn Indonesia và Philippines — đây là lần đầu tiên trong hai thập kỉ vừa qua.
  • Tỉ lệ đầu tư giảm, PMI giảm và bán lẻ tăng chậm
    o Đầu tư giảm toàn diện: Tổng đầu tư giảm còn 29,6 % GDP trong quý 1 năm 2013 từ 38.5 % năm 2010.
    o Chỉ số Mua hàng của Nhà quản trị (PMI) vẫn nằm dưới mức 50 cho phần lớn năm 2012 và 2013 (PMI dưới ngưỡng 50 biểu thị sản xuất giảm sút)
    o Tăng trưởng bán lẻ và dịch vụ (tính giá trị danh nghĩa) đã giảm từ 24% năm 2011 xuống 16% năm 2012 và còn 11,9% trong nửa đầu năm 2013.
  • Nhập khẩu tăng chậm
    - Nhập khẩu của khu vực trong nước giảm 7% trong năm 2012, cho thấy nhu cầu thấp đối với máy móc thiết bị và hàng hóa trung gian, cũng như tiêu dùng cá nhân yếu.
  • Tình hình tài khóa:
    o Tình hình ngân sách nhà nước không thuận lợi: tăng trưởng kinh tế chậm và khó khăn trong sản xuất kinh doanh làm giảm mức thu ngân sách theo kế hoạch, kết hợp với tăng chi cho hỗ trợ doanh nghiệp, hồi phục kinh tế.
    o Tổng thu ngân sách giảm từ 30% GDP giữa những năm 2000 xuống mức thấp nhất lịch sử 22,8 % GDP năm 2012. Chi đầu tư (kể cả các khoản ngoài ngân sách) dự kiến giảm từ 12,6% GDP năm 2010 xuống 7,8% năm 2012.
    o Nợ nước ngoài vẫn bền vững vì thặng dư cán cân vãng lai ở mức cao, nhưng nợ trong nước đang gia tăng.
  • Cải cách cơ cấu chậm: quá trình mới bắt đầu nhưng chưa được thực hiện quyết liệt
     Cập nhật quá trình cơ cấu lại khu vực tài chính ngân hàng
    o Khu vực tài chính-ngân hàng vẫn còn mong manh tuy những rủi ro hệ thống đã có phần được cải thiện.
    o Tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô và chính sách tiền tệ thận trọng của NHNNVN sẽ góp phần ngăn ngừa và giảm thiểu tổn thương của khu vực này.
    o Việc thành lập Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC) là bước đi cụ thể của Chính phủ trong việc xử lý nợ xấu.
    o Tuy nhiên, xử lý nợ xấu đòi hỏi cách tiếp cận tích cực và dài hạn.
     Cải cách DNNN
    o Tiến độ cải cách và cơ cấu lại DNNN vẫn hết sức chậm chạp sau 2 năm kể từ ngày Chính phủ phê duyệt chủ trương và lộ tình cải cách.
    o Hiện tại các cơ quan hữu quan mới đang triển khai xây dựng và hoàn thiện các quy định pháp lý nhằm thiết lập một khuôn khổ tổng hợp để quản lý và điều hành các DNNN.
    o Quá trình cải cách DNNN khó có thể thành công nếu không có mộ cơ chế điều phối liên ngành hữu hiệu và tăng cường tính mính bạch. 

TRIỂN VỌNG NGẮN HẠN VÀ CÁC YẾU TỐ RỦI RO

  • Tăng trưởng kinh tế ước tính ở mức 5,3%  trong năm 2013 và khoảng 5,4% vào năm 2014.
  • Lạm phát dự kiến ở mức 8.2% vào thời điểm cuối năm 2013.
  • Có một vài rủi ro chính:
    - Tăng trưởng kinh tế chậm lại có thể tạo sức ép tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ và tài khóa từ đó sẽ tạo áp lực lạm phát  và làm xói mòn các thành quả mong manh của ổn định kinh tế vĩ mô;
    - Việc triển khai chậm trễ các chương trình cải cách cơ cấu sẽ làm suy giảm niềm tin của các nhà đầu tư và tiếp tục tác động tiêu cực tới triển vọng tăng trưởng

Api
Api

Welcome