PHÓNG SỰ

"Mạnh mẽ, An toàn và Bền bỉ - Hướng dẫn Chính sách chiến lược cho Quản lý Rủi ro Thảm họa ở Đông Á và Thái Bình Dương"

3 Tháng 6 Năm 2013


Image
The World Bank


CÁC THÔNG ĐIỆP CHÍNH

• Thiên tai đã đặt ra những thách thức ngày càng trầm trọng cho quá trình phát triển của khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, nơi hứng chịu hơn 70% số vụ thiên tai trên thế giới và 82% số người tử vong vì thiên tai trong 30 năm qua. Hơn 1,6 tỉ người trong khu vực đã chịu ảnh hưởng bởi thiên tai từ năm 2000 đến nay.

• Tổn thất kinh tế do thiên tai đang tăng lên nhanh chóng, lớn gấp 15 lần so với những tổn thất trong thập kỷ 1990 với thập kỷ 1950. Theo hồ sơ, 2011 là năm bị nặng nề nhất, với những tổn thất kinh tế lên tới 380 tỉ đôla.

• Các quốc đảo trên Thái Bình Dương bị ảnh hưởng trầm trọng nhất thế giới, trung bình tổn thất hàng năm do thiên tai gây ra cho Vanuatu và Tonga là 6.6% và 4.4% GDP của họ.

• Các thành phố đang phát triển mạnh mẽ ở Đông Á với dân số, của cải tập trung đông ở đô thị đang ngày càng trở nên dễ bị ảnh hưởng bởi thiên tai hơn. Việc đô thị hoá không có kế hoạch hoặc kế hoạch kém, đặc biệt là việc định cư tuỳ tiện, không theo quy định và việc quản lý đất đai không đầy đủ đã đẩy các cộng đồng dân cư vào nhiều mối nguy cơ.

• Các nước đang phát triển trong khu vực sẽ gặp khó khăn tài chính lớn hơn trong chi tiêu công vì các chính phủ phải gánh vác trách nhiệm tài chính ngày càng nặng nề cho việc phục hồi và tái thiết sau thảm hoạ thiên tai.

• Các nhà lập pháp có thể tạo ra sự khác biệt quan trọng nhằm đảm bảo những tiến bộ trong phát triển và giảm nghèo sẽ không bị mất bởi thiên tai bằng cách xây dựng sự bền vững ngay từ bây giờ. Đầu tư vào các hoạt động sẵn sàng ứng phó thiên tai từ việc tăng cường các dịch vụ dự báo hiểm hoạ đến khôi phục các hệ sinh thái tự nhiên, có thể đạt chi phí hiệu quả đáng kinh ngạc, và giúp giảm tác động thảm hoạ thiên tai một cách to lớn.

• Về ngắn hạn, đầu tư vào việc dự báo thiên tai và các hệ thống cảnh bảo sớm khí tượng thuỷ văn có thể đạt tỉ suất chi phí – lợi nhuận cao với những lợi ích to lớn ngay lập tức. Tăng cường hệ thống luật pháp, đẩy mạnh phối hợp trong lĩnh vực thể chế và thúc đẩy các nỗ lực giảm thiểu rủi ro thảm hoạ thông qua những chương trình phát triển dựa vào cộng đồng cũng rất có ích.

• Về trung và dài hạn, việc cốt lõi là phải đạt được sự cân bằng giữa đầu tư vào các biện pháp cấu trúc và phi cấu trúc. Điều này bao gồm bê tông "xám" và cơ sở hạ tầng "xanh" có hiệu quả chi phí, ví dụ phát triển rừng đước, vùng đệm ngập nước và khôi phục khu vực ven biển. Mở rộng các hệ thống cảnh báo sớm dựa trên các dữ liệu theo thời gian thực. Công việc dự báo cũng rất quan trọng, cũng như phát triển một chiến lược tài chính toàn diện cho phòng chống rủi ro thiên tai, và các hệ thống phòng vệ xã hội có thể tăng cường trong trường hợp xảy ra thảm hoạ.

• Về dài hạn, vấn đề đô thị hoá phải được quản lý thông qua việc sử dụng một cách có hệ thống các công cụ đánh giá mức độ rủi ro, lập kế hoạch và phát triển đô thị với nhận thức về rủi ro, và ra các quyết định mạnh mẽ có xét đến vấn đề thảm hoạ thiên tai, rủi ro khí hậu và những bất trắc khác.

• Quản lý rủi ro thảm hoạ thiên tai là cơ sở chống đói nghèo trong khu vực, Ngân hàng Thế giới cam kết giúp đỡ các nước xây dựng sự bền vững phù hợp với mục đích mới của WB là chấm dứt đói nghèo vào năm 2030 và thúc đẩy sự thịnh vượng cho 40% dân số nghèo nhất.

 

 

 

 


Api
Api

Welcome