Skip to Main Navigation
PHÓNG SỰ

Nhóm Ngân hàng Thế giới công bố Chiến lược Đối tác quốc gia mới với Việt Nam

31 Tháng 5 Năm 2012



Tăng cường năng lực cạnh tranh, tính bền vững và khả năng tiếp cận với cơ hội là những trụ cột của chiến lược này, với các chủ đề xuyên suốt gồm quản trị, bình đẳng giới và khả năng chịu đựng.

Hà Nội, ngày 31 tháng 5, năm 2012 – Hôm nay, Ngân hàng Thế giới và Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố Chiến lược Đối tác Quốc gia (CPS) của Ngân hàng Thế giới với Việt Nam giai đoạn tới 2012-2016. Chiến lược mới sẽ hỗ trợ những cải cách và các khoản đầu tư được coi là then chốt cho quá trình chuyển đổi thành công của Việt Nam thành một quốc gia thu nhập trung bình.

CPS phù hợp với Chiến lược Phát triển Kinh tế- Xã hội của Việt Nam (SEDS) giai đoạn 2011-2020, và Kế hoạch Phát triển Kinh tế Xã hội (SEDP) giai đoạn 2011-2015, tập trung vào cải cách cấu trúc, bền vững môi trường, bình đẳng xã hội và những vấn đề mới nổi lên trong việc bình ổn kinh tế vĩ mô. CPS sẽ hỗ trợ các khoản đầu tư, chương trình và tư vấn trong một khuôn khổ chiến lược gồm ba trụ cột và ba chủ đề xuyên suốt. Ba trụ cột gồm có: (i) tăng cường khả năng cạnh tranh của Việt Nam trong nền kinh tế khu vực và toàn cầu, (ii) tăng cường tính bền vững trong quá trình phát triển của Việt Nam, và (iii) mở rộng điều kiện tiếp cận với các cơ hội kinh tế xã hội. Các chủ đề xuyên suốt gồm có: (i) tăng cường quản trị, (ii) hỗ trợ bình đẳng giới và (iii) tăng cường khả năng chịu đựng khi đối mặt với các cú sốc kinh tế từ bên ngoài, các thảm họa thiên nhiên, và tác động của biến đổi khí hậu.

Trong giai đoạn CPS mới, phân bổ dự kiến từ nguồn vốn ưu đãi của Ngân hàng Thế giới, Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA), để hỗ trợ Việt Nam là khoảng 2,8 tỷ SDR (tương đương 4,2 tỷ đô la Mỹ). Đây sẽ là lượng vốn IDA được phân bổ lớn nhất cho Việt Nam từ trước đến nay, phản ánh hiệu quả hoạt động của Việt Nam cũng như việc tăng tổng thể nguồn IDA. Việt Nam cũng sẽ có thể tiếp cận nguồn IBRD (Ngân hàng Quốc tế về Tái thiết và Phát triển), dự kiến khoảng 770 triệu đô la Mỹ đến giữa năm 2014.

CPS cũng đặc biệt chú trọng vào kết quả. Chiến lược này nhằm mục đích đạt được những kết quả kịp thời từ tài trợ của Ngân hàng Thế giới thông qua việc sử dụng công cụ tài chính đơn giản dựa trên kết quả và tăng tốc quá trình thực hiện dự án.

Kể từ khi quay lại Việt Nam năm 1993, Ngân hàng Thế giới đã cung cấp gần 14 tỷ đô la Mỹ các khoản tín dụng, vốn vay và viện trợ để giúp đất nước duy trì tăng trưởng và chống lại đói nghèo.


Api
Api

Welcome