Gửi câu hỏi ngay bây giờ cho buổi Hỏi đáp trực tuyến về Báo cáo Cập nhật Kinh tế Đông Á - Thái Bình Dương, ngày 30/5/2010 lúc 9h sáng, giờ Hà Nội.
Phát hiện chính:
- Tăng trưởng trong Khu vực đang phát triển Đông Á - Thái Bình Dương vẫn duy trì ở mức cao trong năm 2011, mặc dù đã giảm so với đỉnh điểm thời kỳ sau khủng hoảng.
- Trong năm 2011, khu vực đang phát triển Đông Á tăng trưởng 8,2%, suy giảm mạnh so với con số gần 10% tăng trưởng trong năm 2010.
- Hiện tượng tăng trưởng chậm lại này chủ yếu bắt nguồn từ mức tăng thấp hơn dự kiến của kim ngạch xuất khẩu trong khu vực sản xuất cũng như gián đoạn nguồn cung trong bối cảnh của trận động đất và sóng thần ở Nhật Bản và lũ lụt nghiêm trọng ở Thái Lan, Lào và Campuchia.
- Nhìn chung, nhu cầu và đầu tư trong nước khá mạnh, cộng thêm được hỗ trợ từ việc nới lỏng chính sách tiền tệ ở một số quốc gia.
- Năm 2012, chúng tôi dự báo Đông Á sẽ tiếp tục là khu vực kinh tế năng động nhất, bất chấp tăng trưởng hàng năm sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng nhẹ do các tác động không tích cực từ môi trường bên ngoài.
- Khu vực đang phát triển Đông Á được dự báo tăng trưởng 7,6% trong năm 2012, cùng với sự phát triển chậm lại ở Trung Quốc làm thấp đi tỷ lệ tăng trưởng của cả Khu vực.
- Nghèo đói tiếp tục giảm, số lượng người sống dưới 2 đô la Mỹ/ngày dự báo sẽ giảm xuống 24 triệu trong năm 2012.
- Nhìn chung, số lượng người sống trong nghèo đói ở Đông Á – Thái Bình Dương đã giảm một nửa trong vòng một thập kỷ qua.
- Các nguy cơ bắt nguồn từ Châu Âu có khả năng ảnh hưởng tới khu vực thông qua các mối liên kết thương mại và tài chính.
- Liên minh Châu Âu cùng với Mỹ và Nhật Bản chiếm hơn 40% trong tổng số các lô hàng xuất khẩu trực tiếp từ Khu vực. Các ngân hàng Châu Âu cung cấp 1/3 lượng tài chính cho các hoạt động thương mại và dự án ở châu Á.
- Hầu hết các nền kinh tế Đông Á đều đang ở vị thế dễ thích nghi với những biến động mới.\
- Nhu cầu trong nước đã chứng minh có khả năng chống chịu trước những cú sốc. Nhiều quốc gia hiện có tài khoản thặng dư và đang duy trì mức dự trữ quốc tế cao. Các hệ thống ngân hàng nói chung hiện đang giữ mức vốn khá ổn định.
- Trong khi nhu cầu từ các thị trường bên ngoài có khả năng vẫn còn yếu, khu vực đang phát triển Đông Á – Thái Bình Dương cần giảm phụ thuộc vào xuất khẩu và tăng cường nhu cầu trong nước để để tiếp tục duy trì tỷ lệ tăng trưởng cao.
- Mô hình tăng trưởng của Trung Quốc cũng đang thay đổi khi quốc gia này gia nhập nhóm nước thu nhập cao hơn, và Trung Quốc có thể sẽ tăng cường tiêu thụ nội địa và giảm phụ thuộc vào đầu tư và xuất khẩu, tăng cường dịch vụ và giảm công nghiệp. Điều này mang lại cả cơ hội và thách thức.
- Nhiều nước đã thực hiện chuyển dịch cơ cấu theo hướng này, nhưng vẫn còn những phạm vi rộng hơn để tái cân bằng
- Một số nước sẽ cần phải kích thích tiêu dùng hộ gia đình. Trong khi tại một số nước khác, tăng cường đầu tư, đặc biệt đầu tư vào cơ sở hạ tầng, cho thấy tiềm năng duy trì tăng trưởng với điều kiện điều này không làm trầm trọng thêm các áp lực từ nhu cầu trong nước.
- Trước bối cảnh lĩnh vực tài chính đang thay đổi trong thời kỳ khủng hoảng tài chính, cần tìm ra những cách thức mới để tài trợ cho các hoạt động đầu tư hạ tầng ở cấp độ cao hơn.
- Trong trung hạn, đầu tư sẽ nâng cao năng suất và thúc đẩy tăng trưởng thông qua các hoạt động tạo ra giá trị gia tăng cao hơn và các hoạt động mang tính sáng tạo. Mặc dù nhiều thành tựu lớn đã được gặt hái trong nâng cao năng suất lao động trên toàn Khu vực kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997-1998, những thành tựu to lớn hơn nữa trong lĩnh vực này vẫn còn có khả năng đạt được.
TRỰC TUYẾN VỚI NGÂN HÀNG THẾ GIỚI:
Gửi câu hỏi ngay bây giờ cho buổi Hỏi đáp trực tuyến về Báo cáo Cập nhật Kinh tế Đông Á - Thái Bình Dương, ngày 30/5/2010 lúc 9h sáng, giờ Hà Nội.
Tham gia thảo luận trực tuyến cùng ông Bert Hofman, Chuyên gia Kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, vào Thứ Tư, ngày 30/5/2012 lúc 9h sáng giờ Việt Nam (2h sáng giờ GMT) để trao đổi về những phát hiện chính của Báo cáo Cập Nhật Kinh tế Đông Á - Thái Bình Dương và làm thế nào để khu vực có thể vượt qua những bất ổn toàn cầu.