Skip to Main Navigation
publication 12 Tháng 1 Năm 2022

Điểm lại: Cập nhật Tình hình Kinh tế Việt Nam, Tháng 1/2022

Image

TẢI BÁO CÁO: 

TIẾNG VIỆT | TIẾNG ANH

Phần 1. Tình hình kinh tế gần đây và triển vọng

Năm 2021 Việt Nam đối mặt với rất nhiều khó khăn. Mặc dù có khởi đầu thuận lợi vào quý 1, đợt bùng phát dịch COVID-19 kéo dài từ tháng 4 đã làm chệch quá trình phục hồi và để lại hậu quả nghiêm trọng về con người và kinh tế. GDP của Việt Nam ước tính chỉ tăng trưởng 2,58% trong năm 2021.

Năm 2022 kinh tế sẽ khởi sắc hơn, tăng trưởng GDP được dự báo ở mức 5,5% với giả định là đại dịch về cơ bản sẽ được kiểm soát trong và ngoài nước. Kinh tế sẽ phục hồi một phần là nhờ chính sách tài khóa được nới lỏng hơn, ít nhất là trong nửa đầu năm 2022.

Trong trung hạn, nền kinh tế được dự báo chỉ bắt đầu quay về lộ trình tăng trưởng trước COVID vào năm 2023, khi nhu cầu trong nước phục hồi đầy đủ và không có các cú sốc mới.

Đọc phần này của báo cáo:

Trên máy tính

Trên điện thoại


Phần 2. KHÔNG CÒN THỜI GIAN ĐỂ LÃNG PHÍ – Những thách thức và cơ hội đối với phát triển thương mại xanh tại Việt Nam

Khi nền kinh tế Việt Nam bắt đầu phục hồi sau đại dịch COVID-19 và khi chính quyền các cấp bắt tay vào triển khai Chiến lược phát triển Kinh tế - xã hội 2021 – 2030 hướng tới phát triển bền vững hơn, câu hỏi quan trọng được đặt ra là thương mại có vai trò gì trong quá trình chuyển đổi đó.

Mặc dù thành công trong xuất khẩu hàng hóa đã và đang là lợi thế của quốc gia trong hai thập kỷ qua, nhưng cũng mang về không ít thách thức. Lĩnh vực xuất khẩu (nông nghiệp, sản xuất) có lượng phát thải lớn vì sử dụng các công nghệ sử dụng tốn năng lượng đồng thời sử dụng dịch vụ vận tải vốn cũng là ngành phát thải cao.

Trong khi đó, các cam kết trong nước và toàn cầu về giảm khí thải nhà kính sẽ ảnh hưởng đến cả cung và cầu các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Về cung, cơ cấu và giá trị các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đều dễ tổn thương trước các tác động của biến đổi khí hậu. Về cầu, các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ phụ thuộc vào các đối tác thương mại lớn và người tiêu dùng, với yêu cầu ngày càng cao về quy trình sản xuất, hàng hóa và dịch vụ, hướng tới xanh, sạch và thân thiện với môi trường hơn.

Chuyên đề của báo cáo sẽ đi sâu vào phân tích làm thế nào Việt Nam có thể chủ động ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu trong lĩnh vực thương mại, xử lý những thách thức và tận dụng những cơ hội mới phù hợp với tầm nhìn phát triển trong thập kỷ tới.

Đọc phần này của báo cáo:

Trên máy tính

Trên điện thoại


"Thương mại sẽ là hợp phần chính trong chương trình hành động vì khí hậu của Việt Nam trong những năm tới. Thúc đẩy thương mại xanh sẽ không chỉ giúp Việt Nam thực hiện cam kết đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 mà còn giữ được lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế và đảm bảo thương mại tiếp tục tạo ra nguồn thu nhập và việc làm quan trọng."
Image
Carolyn Turk
Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam