Mối quan hệ đối tác giữa Ngân hàng Thế giới và thành phố Đà Nẵng đã mở rộng từ hạ tầng thiết yếu sang phương thức tiếp cận đa ngành đòi hỏi sự tích hợp và phối hợp tốt giữa các ban ngành nhằm mục đích nâng cao hiệu quả và tính phát triển bền vững.
1999-2008: Phát triển hạ tầng thiết yếu
Đà Nẵng là một trong ba địa phương tham gia Dự án Vệ sinh Môi trường ba thành phố do Ngân hàng Thế giới tài trợ, trong đó Đà Nẵng tiếp nhận tín dụng giá trị 30,8 triệu đô la Mỹ từ Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA). Dự án đã tập trung nâng cấp hệ thống thoát nước mưa và nước thải, quản lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố, và tăng cường thể chế. 738.000 người dân thành phố đã được hưởng lợi từ dự án thông qua việc tiếp cận dịch vụ thoát nước mưa và xử lý nước thải, quản lý chất thải rắn, vệ sinh môi trường và qua đó giảm bớt sự tác động của lũ lụt và các rủi ro môi trường khác, như dịch bệnh. Nhờ năng lực quản lý được nâng cao và hoạt động hiệu quả hơn, nên công tác thu gom rác thải đã đạt mức 180.000 tấn một năm, vượt 6% so với mục tiêu đề ra là 170.000 tấn. Ngoài ra, Đà Nẵng cũng là địa phương đầu tiên ở Việt Nam thực hiện tư nhân hóa dịch vụ thông hút và xử lý bể phốt.
2008-2013: Phát triển đô thị theo phương thức đa ngành
Sau khi thực hiện dự án Vệ sinh môi trường ba thành phố, Đà Nẵng đã thực hiện dự án phát triển đô thị đa ngành đầu tiên tại Việt Nam, là Dự án đầu tư hạ tầng ưu tiên thành phố Đà Nẵng (PIIP). Dự án có mục đích tăng cường tính hiệu quả và bền vững của các dịch vụ đô thị thông qua một gói đầu tư với tổng giá trị 218,5 triệu đô la Mỹ, trong đó vốn IDA chiếm 152,4 triệu đô la Mỹ. Các hạng mục đầu tư trong dự án bao gồm (i) nâng cấp đô thị cho các khu thu nhập thấp, xây dựng các khu tái định cư, và cung cấp dịch vụ tài chính vi mô cho cải tạo nhà; (ii) cải tạo hạ tầng môi trường; (iii) xây dựng